Một trong những khó khăn khi đối với người chơi khi tham gia vào bộ môn golf đó là phải làm quen với rất nhiều thuật ngữ trong golf. Những thuật ngữ golf bằng tiếng Anh chắc hẳn không ít lần làm các golfer bối rối và nhầm lẫn trong các hiệu lệnh. Chính vì thế, việc thuộc được hết các thuật ngữ trong golf là rất cần thiết đối với các golfer. Bài viết dưới đây, IGC GOLF ACADEMY sẽ cung cấp các thuật ngữ golf thường được sử dụng trong việc tập luyện và thi đấu golf. Hãy cùng theo dõi.
Mục lục
- 1 1. Lý do các golfer cần nắm rõ thuật ngữ trong golf
- 2 2. Những thuật ngữ được sử dụng trong golf
- 2.1 2.1. Các thuật ngữ sử dụng trên sân golf
- 2.2 2.2. Các thuật ngữ sử dụng khi tính điểm golf
- 2.3 2.3. Các thuật ngữ sử dụng phân loại trình độ golf
- 2.4 2.4. Các thuật ngữ miêu tả vật cản trong golf
- 2.5 2.5. Các thuật ngữ sử dụng khi đánh golf
- 2.6 2.6. Các thuật ngữ sử dụng trong thể thức thi đấu golf
- 2.7 2.7. Các thuật ngữ sử dụng trong luật thi đấu golf
- 2.8 2.8. Các thuật ngữ golf khác
1. Lý do các golfer cần nắm rõ thuật ngữ trong golf
Golf là môn thể thao được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 và hiện nay, dần trở nên phổ biến hơn với người dân Việt Nam có mức thu nhập từ trung bình trở lên. Mặc dù, được du nhập vào từ khá lâu nhưng hầu hết các thuật ngữ golf đều được giữ nguyên cách gọi bằng tiếng Anh. Chính vì thế, việc tìm hiểu và nắm rõ những thuật ngữ đối với các golfer là điều rất cần thiết.
Có rất nhiều thuật ngữ golf để chỉ dụng cụ, luật chơi, lỗi cơ bản, luật chơi, cách tính điểm,… mà người chơi cần phải hiểu được để có thể nắm được luật chơi cơ bản golf. Lối chơi có thể khác nhau giữa các golfer nhưng luật chơi và những quy định thì sẽ được áp dụng chung. Vậy nên trước khi muốn tìm một lối chơi riêng cho mình hay trở thành một golfer chuyên nghiệp thì trước tiên cần hiểu được các thuật ngữ golf cơ bản này.
2. Những thuật ngữ được sử dụng trong golf
Các thuật ngữ trong bộ môn golf là một trong những kiến thức quan trọng mà người chơi golf cần nắm rõ để hòa nhập và nâng cao trình độ trong môn thể thao này.
2.1. Các thuật ngữ sử dụng trên sân golf
Ngoài sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn còn có nhiều loại sân khác như sân 9 lỗ, 36 lỗ, 54 lỗ,… Tuy nhiên, dù cho loại sân đó có bao nhiêu lỗ thì đều phải đảm bảo đủ 8 khu vực cơ bản trên sân. Dưới đây là các thuật ngữ sân golf chỉ khu vực trên sân:
Tee-box: chỉ điểm xuất phát bóng trên sân, là nơi golfer phát bóng để tạo ra cú swing tới fairway. Người chơi chỉ được phép sử dụng cọc đỡ bóng (hay còn được gọi là tee) trong khu vực này.
Fairway: là khoảng sân cỏ nằm ở giữa tee box và green. Khu vực này có địa hình thẳng tắp hoặc gấp khúc và có lớp cỏ ngắn và mịn nhất trên sân giúp người chơi đưa bóng đến green một cách dễ dàng.
Green: Được hiểu là một vùng bao quanh hole với lớp cỏ được chăm sóc cẩn thận, là nơi bóng sẽ lăn xuống và được tính điểm cho các golfer. Khu vực này thường được thiết kế theo dạng đồi nhằm tạo tính thử thách cho người chơi.
Blind Hole: Là đường golf mà người chơi không thể nhìn thấy dấu hiệu của lỗ cờ khi đã vào khu vực green.
Driving Range: Có thể được hiểu đơn giản là phần sân tập golf. Tại đây, người chơi có thể tập luyện các kỹ thuật swing trong golf.
Golf course: Hay còn gọi là golf- links dùng để chỉ một khu vực sân golf, nơi diễn ra các trận thi đấu golf. Mỗi golf course sẽ có số lỗ khác nhau tùy theo quy mô, diện tích nhưng cần phải đảm bảo đầy đủ các thành phần như: Lỗ golf, khu vực phát bóng (tee box), khu đường bóng (fairway), vùng bao quanh hố (green), bụi cỏ và chướng ngại vật.
Abnormal Ground Condition: chỉ khu vực chơi bóng có địa hình đặc biệt không thuận lợi.
Pin: là một gậy cờ có mặt cắt hình tròn và phía trên có treo một lá cờ vải, dùng để cắm ở giữa các hố golf nhằm giúp người chơi có thể xác định được vị trí hố golf tốt hơn.
Drop zone: là khu vực thả bóng chịu phạt được lập ra với mục đích cho người chơi có thể được lựa chọn thả bóng theo 1 điều luật nào đó nhằm tăng tốc độ của cuộc chơi. Đây chỉ là 1 sự lựa chọn được thêm cho người chơi chứ không phải bắt buộc.
2.2. Các thuật ngữ sử dụng khi tính điểm golf
Nắm rõ được các thuật ngữ tính điểm trong golf, người chơi có thể dễ dàng tính được điểm số của mình và thắc mắc với trọng tài khi thấy sai sót.
Hole: chỉ thứ tự các hố golf từ 1 đến 18, chiếu theo chiều dọc có thể thấy được độ dài mỗi hố sẽ tương ứng với từng vị trí phát bóng của hố đó.
Gold: Dùng để gọi những vị trí phát bóng của các golfer chuyên nghiệp.
Blue: Vị trí phát bóng dành cho nam giới (độ tuổi dưới 60 tuổi).
White: Vị trí phát bóng dành cho nam giới mới học chơi golf, nam giới có trình độ chơi kém hoặc năm giới trên 60 tuổi.
Red: Vị trí phát bóng của các golfer nữ.
Par: Số gậy tiêu chuẩn cần dùng để hoàn thành mỗi hố golf.
HDCP index: Mức độ khó của mỗi hố golf (số càng nhỏ thì càng khó)
Nearest Point of Relief: Còn được gọi là điểm thoát gần nhất có vị trí gần nhất với vị trí bóng nằm, dùng để tham chiếu nhằm thực hiện giải thoát bóng không bị phạt từ vật cản không thể di dời (luật 24-2), khu vực mặt sân bất thường (luật 25-1) hoặc putting green khác (luật 25-3).
Handicap: là thuật ngữ dùng để thể hiện “điểm chấp” và giá trị handicap trong golf được tính dựa theo số gậy đánh bóng được sử dụng trong một trận đấu golf. Giá trị handicap của golfer càng thấp thì sẽ thể hiện được trình độ chơi của họ càng cao.
Callaway golf: Chỉ hệ thống tính điểm golf chuyên nghiệp, thường được sử dụng tại các giải thi đấu golf lớn.
Birdie golf: Dùng để chỉ việc golfer hoàn thành 1 hố đấu với số gậy được sử dụng ít hơn tiêu chuẩn 1 gậy.
Out of bound: Khu vực phía bên ngoài của các đường biên trên sân golf
Over clubbing: Chỉ trường hợp đánh bóng bay quá xa của người chơi.
Penalty stroke: Thuật ngữ chỉ điểm phạt khi người chơi rơi các trường hợp như vi phạm luật chơi, làm mất bóng hay đánh bóng vào khu vực bên ngoài sân. Điểm này sẽ bị tính là cộng thêm một gậy cho các golfer.
Bogey: Điểm được tính khi người chơi đánh nhiều hơn 1 gậy chuẩn.
Double boge: Điểm được tính khi người chơi đánh nhiều hơn 2 gậy chuẩn.
Triple bogey: Điểm được tính khi người chơi đánh nhiều hơn 3 gậy chuẩn.
Double par: Điểm được tính khi người chơi đánh nhiều hơn 4 gậy chuẩn.
Ostrich: Điểm được tính khi người chơi đánh ít hơn 5 gậy chuẩn.
Condor: Điểm được tính khi người chơi đánh ít hơn 4 gậy chuẩn.
Albatross: Điểm được tính khi người chơi đánh ít hơn 3 gậy chuẩn.
Eagle: Điểm được tính khi người chơi đánh ít hơn 2 gậy chuẩn.
Birdie: Điểm được tính khi người chơi đánh ít hơn 1 gậy chuẩn.
Hole In One: Dùng để chỉ việc golfer chỉ cần đánh 1 gậy duy nhất đã có thể đưa bóng vào hố.
2.3. Các thuật ngữ sử dụng phân loại trình độ golf
Trong golf, trình độ của người chơi sẽ được phân loại ra các cấp độ khác nhau. Các thuật ngữ chuyên ngành golf dùng để phân loại trình độ người chơi như sau:
Index: Đây là một thuật ngữ rất cơ bản trong golf. Hệ thống index là các con số thể hiện cho các điểm chấp, số gậy và cú đánh của golfer để hoàn thành một trận đấu golf. Hệ thống index còn được chia 2 loại chỉ số là Stroke index và Handicap index.
Stroke index: Là một trong những thuật ngữ tính điểm trong golf, stroke index có ý nghĩa là chỉ về cú đánh mà một người chơi sẽ thực hiện trong một vòng đấu golf trên sân golf 18 hố tiêu chuẩn và biểu thị độ khó của các hố golf.
Handicap index: Thuật ngữ dùng để chỉ về điểm chấp, điểm kép. Ta có thể đánh giá trình độ, kỹ năng và năng lực của một golfer dựa trên thông số handicap index của họ. Handicap index sẽ cho biết số lượng gậy mà một golfer sử dụng để đánh cho một vòng golf trên sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn.
2.4. Các thuật ngữ miêu tả vật cản trong golf
Chướng ngại vật là một thành phần không thể thiếu trên sân golf để tạo ra tính thử thách và sự thú vị dành cho người chơi. Các thuật ngữ sân golf được dùng để miêu tả vật cản mà người chơi golf nên biết là:
Golf hazards: Thuật ngữ dùng để chỉ chung các chướng ngại vật có trên sân golf.
Fringe: Thuật ngữ chỉ riêng cho các chướng ngại vật ở khu vực xung quanh green.
Tree: Được dùng để chỉ các chướng ngại vật tự nhiên thử thách các kỹ năng của các golfer hoặc chỉ cảnh quan trên sân golf.
Bunker: Thuật ngữ chỉ bẫy cát trong sân golf (có thể chứa nhiều hoặc ít cát).
Sand Trap: Cũng để chỉ bẫy cát, thể hiện một khu vực luôn chứa cát.
Water Hole: Dùng để chỉ hố nước, một vị trí đòi hỏi người chơi phải có kỹ năng tốt để thực hiện các cú đánh qua mặt nước.
2.5. Các thuật ngữ sử dụng khi đánh golf
Có các thuật ngữ trong đánh golf để chỉ riêng cho các cú đánh. Golfer nên nắm rõ các thuật ngữ này để hoàn thành trận đấu.
Nearest to the pin: Tên gọi của một giải đấu kỹ thuật dành cho golfer có những cú phát bóng gần cờ nhất.
Angle of attack: Thuật ngữ chỉ góc hướng gậy di chuyển để đánh bóng.
Backspin: Dùng để miêu tả trường hợp bóng xoáy ngược sau đó dừng lại đột ngột sau khi tiếp xúc với mặt cỏ ở trên sân.
Backswing: Thuật ngữ chỉ thao thác sử dụng gậy driver để xoay gậy và đánh bóng. Để thực hiện được điều này, người chơi phải có kỹ thuật đánh golf driver.
Ball Mark: Thuật ngữ thể hiện dấu lún của bóng sau khi người chơi thực hiện các cú đánh ở trong fairway hay trên hố golf.
Banana ball: Chỉ đường bóng bay hướng từ trái sang phải tạo thành hình vòng cung giống như quả chuối.
Blast: Miêu tả cú đánh trong hố cát khiến cho cát văng theo bóng.
Chip shot: Miêu tả một cú đánh bóng ngắn khiến bóng bay thấp ở khu vực gần hố golf.
Chunk: Thuật ngữ dùng để chỉ một cú swing làm tróc cỏ bay lên do đầu gậy tiếp xúc với mặt cỏ trước khi tiếp xúc với bóng.
Draw: Dùng để chỉ một cú đánh bóng mà người chơi có chủ ý tạo ra một pha bóng xoáy ngược chiều kim đồng hồ, theo hướng từ phải sang trái.
Dunk: Được dùng để miêu tả trường hợp bóng rơi xuống nước sau cú đánh.
Fat shot: Chỉ đường bóng golf bị mất độ xa do người chơi đánh gậy vào phần đất sau bóng trước khi chạm vào bóng.
Get down: Thể hiện một động tác đưa bóng vào hố được thực hiện một cách dứt khoát.
Lie Angle: Góc được tạo ra bởi thân gậy và mặt cỏ, nằm trong khoảng 55 độ đến 65 độ.
Loft angle: Góc được tạo bởi bện gậy và mặt vuông góc với mặt đất, quyết định đến độ cao của đường bóng.
Pace of play: Thể hiện tốc độ chơi golf tiêu chuẩn trong các trận đấu.
Swing: Chỉ tất cả các kỹ thuật đánh bóng trong golf bao gồm các chuyển động trước, trong và sau khi gậy golf tiếp xúc với bóng.
Address: Dùng để chỉ cú vào bóng khi bóng golf đã được đặt sẵn trên các tee golf.
Best Ball: Chỉ cách tính điểm cho nhóm từ 2 người trở lên trong các trận đấu golf. Điểm sẽ được tính bằng cách chọn điểm của người giỏi nhất trong nhóm.
Best Shot: Chỉ một trận đấu tính điểm cho nhóm từ 2 người trở lên. Từng người trong nhóm sẽ lần lượt đánh bóng của riêng mình. Bóng có vị trí tốt nhất sẽ được đánh dấu và những người còn lại sẽ bắt đầu đánh tiếp tục từ vị trí được đánh dấu đó. Quá trình này sẽ kết thúc khi bóng được đánh vào lỗ.
Medal Play: Chỉ một người hay đội nhóm chiến thắng được quy định khi họ thực hiện ít cú đánh nhất trong một trận đấu golf.
Thin Shot: Thuật ngữ chỉ cú đánh khiến bóng nảy lên hay lăn dài trên mặt đất bị đánh trúng vào phần giữa bóng trở lên.
Snowman: Dùng để chỉ một lỗi trong ván golf mà người chơi phải sử dụng từ 8 gậy trở lên mới có thể đưa bóng vào hố golf.
Shank: Là trường hợp đánh bóng vào đúng cổ gậy- phần nối mặt gậy và thân gậy golf.
HIO in golf: Là từ viết tắt của Hole in one, thuật ngữ được dùng khi golfer đưa bóng vào hố trên green chỉ bằng một cú stroke và điểm số của hố được ghi nhận trên scorecard là 1.
Follow-Through: Thuật ngữ chỉ sự tiếp nối của cú swing sau khi đầu gậy đi theo hướng bóng.
2.6. Các thuật ngữ sử dụng trong thể thức thi đấu golf
Việc nắm rõ các thuật ngữ trong thi đấu golf là rất cần thiết không chỉ đối với các golfer hướng đến các giải đấu mà là đối với tất cả các golfer để có thể chơi bóng theo đúng luật chơi.
Flight: Chỉ một đội cầu thủ trong một giải đấu golf. Căn cứ khả năng và trình độ chơi của các cầu thủ mà họ sẽ được sẽ được đặt vào cùng một nhóm.
Foursome: Chỉ một nhóm 4 cầu thủ trong một trận golf.
Gorilla: Hay còn được gọi là “quái vật phát bóng”, chỉ golfer có cú phát bóng thật xa từ bệ phát bóng.
Fried Egg: Dùng để chỉ một vị trí mà bóng nằm một nửa trong cát (thường xảy ra trong một bẫy cát).
Gallery: Chỉ khán giả, người đi xem trận đấu golf.
Gimmie: Thuật ngữ miêu tả thái độ dễ dãi mà cầu thủ dành cho đối thủ khi người này có một cú đẩy bóng quá ngắn không thể hỏng được. Trường hợp này, đối thủ được cho phép như là đã đẩy bóng rồi mà không cần phải làm gì.
2.7. Các thuật ngữ sử dụng trong luật thi đấu golf
Etiquette: Đây là từ chỉ những quy tắc ứng xử trên đường golf, được coi là phép lịch sự tối thiểu đối với những người chơi khác trên sân. Những quy tắc này nhằm giúp người chơi thấy thoải mái khi chơi.Những quy tắc đó bao gồm việc quan tâm đến những cầu thủ khác, ổn định tốc độ chơi, giữ thái độ thoải mái khi nhóm đánh nhanh hơn qua mặt, bảo quản đường golf, kiềm chế việc cho hay hỏi sự chỉ đạo, đứng ngoài tầm nhìn của cầu thủ khi họ chuẩn bị đánh bóng, cố gắng giữ im lặng trong khi người khác đánh,,…
Grasscutter: Chỉ bóng bay quá thấp, chỉ lướt trên mặt cỏ sau cú đánh mạnh.
Gross Score: chỉ điểm có được trước khi điểm chấp bị trừ trong cuộc thi đấu gậy.
Holding Out: Bước cuối cùng để đẩy bóng vào lỗ.
Honor: Chỉ quyền được phát bóng trước ở bệ phát bóng sau khi người hoặc đội thắng ở lỗ trước. Trường hợp hoà ở lỗ bóng trước thì sẽ tính tới lỗ bóng trước nữa.
Hook: Chỉ trường hợp bóng xoáy từ phải qua trái.
Mulligan: Chỉ việc người chơi được có cơ hội được chơi lại một cú đánh mà không bị phạt. Thường được tính ở cú phát bóng trên bệ phát 1 hay 10. Hình thức đánh này nằm ngoài luật golf và chỉ xảy ra ở những trận không chính thức.
Net Score: Được gọi đơn giản là Net, dùng để chỉ điểm thực bằng điểm tổng trừ đi điểm chênh.
Plumb bob: Thuật ngữ chỉ một phương pháp ngắm đường đi cho bóng. Phương pháp này dùng để ước lượng đường đẩy bóng bằng cách cầm cây gậy đẩy đưa ra khoảng cách một cánh tay rồi để nó treo thẳng đứng. Sau đó dùng mắt nhắm, người chơi có thể thấy được đường đẩy bóng và cú đẩy cần đánh bao xa so với miệng lỗ golf.
Scratch Player: Là golfer không có bất cứ điểm chấp nào (handicap là 0 – phải khai báo). Đối với nam giới thì đây sẽ là một đấu thủ không chuyên chơi theo tiêu chuẩn thể thức đấu gậy trong các Giải Thi Đấu Không Chuyên của Mỹ.
Shotgun Start: Dùng để diễn tả khi mọi đấu thủ xuất phát cùng một lúc nhưng trên những lỗ golf khác nhau
Spike Mark: chỉ nhúm cỏ nhô lên cao khoảng bề mặt cỏ khi có người kéo lê đinh giày trên khu lỗ cờ. Những dấu giày đinh này đôi khi sẽ làm bóng lệch khỏi đường đẩy và thường xuất hiện tới gần lỗ golf hơn vì có nhiều người bước tới đó.
Spoon: Thuật ngữ chỉ loại gậy đầu gỗ có mặt gậy dốc đứng, tương đồng với gậy 3 gỗ hiện nay.
Sudden Death: Chỉ trường hợp cuộc đấu có điểm hòa vào cuối cuộc chơi bình thường và sẽ phải tiếp tục diễn ra cho tới khi có đấu thủ thắng trước trên một lỗ thì thắng cuộc đấu.
Slice: là thuật ngữ chỉ một kiểu đánh trong golf, xảy ra khi đường bóng bị uốn cong từ trái sang phải (đối với người thuận tay phải) do người chơi thực hiện sai kỹ thuật và thường gặp ở những golfer mới chơi.
2.8. Các thuật ngữ golf khác
Green fee: Chi phí người chơi cần phải trả khi thuê một sân golf để tập luyện hay thi đấu.
PGA: là từ viết tắt của cụm từ Professional Golfers’ Association of America – Một tổ chức quy tụ những tay golf chuyên nghiệp hàng đầu thế giới.
Fade: chỉ cách đánh golf của các golfer thuận tay phải tạo ra đường bóng cong từ trái sang phải.
Caddie: Người đồng hành và đưa ra những lời tư vấn về cách cầm gậy, cách đánh cũng như luật chơi cho các golfer trong các trận thi đấu, vòng chơi.
Baseball Grip: Thuật ngữ chỉ kiểu cầm gậy golf với 10 ngón tay nắm chặt gậy.
Links: Thuật ngữ dùng để chỉ các sân golf được thiết kế nằm ở ven biển.
Yard: Chỉ khoảng cách trên sân golf sẽ được tính theo đơn vị yard.
Bogey Golfer: Thuật ngữ được xác định bởi Hiệp Hội Golf Mỹ (U.S.G.A) dùng để chỉ những golfer nam có handicap từ 17,5 – 22,4 và golfer nữ có handicap từ 21,5 – 26,5.
Divot: Thuật ngữ mô tả các mảng cỏ bị tróc ra khỏi mặt đất sau khi golfer sử dụng các loại gậy golf có mặt nghiêng lớn để thực hiện các cú đánh mạnh.
Advice: Là những lời khuyên hay tư vấn cách chơi đến từ bạn chơi hay caddies của golfer. Nếu nhận lời khuyên hay tư vấn cách của người khác đều là vi phạm lỗi và golfer sẽ bị xử thua lỗ trong đấu lỗ, phạt 2 gậy trong đấu gậy.
Holding Out: Đây là thuật ngữ trong golf chỉ bước cuối cùng người chơi cần thực hiện để đẩy bóng golf vào lỗ.
LPGA: là viết tắt của từ Ladies Professional Golf Association – Hiệp hội Golf Chuyên nghiệp nữ.
Explosion Bunker Shot: Tình huống đưa gậy đánh vào bóng thì văng lên một lượng cát nhất định, thường xảy ra khi đánh trong hố cát.
Dogleg: Thuật ngữ golf dùng để chỉ lỗ golf uốn cong về bên phải hoặc trái.
Grain (of Grass): chỉ hướng cỏ trên khu lỗ cờ khi được cắt sát.
Line of Play: Là đường bóng và khoảng cách mà người chơi mong muốn khi thực hiện cú đánh. Line of Play mở rộng thẳng lên trên nhưng sẽ không được phép cao hơn lỗ golf.
Line of Putt: Dùng để chỉ đường đẩy bóng mà người chơi muốn thực hiện để đưa bóng vào khu lỗ cờ. Đường này không được phép vượt quá lỗ golf và người chơi sẽ không được chạm chân hoặc đứng dạng qua đường đẩy bóng.
Pin golf: là gậy cờ (flagstick) có thể di chuyển được và được đặt ở giữa lỗ golf nhằm giúp đấu thủ định vị dễ dàng mục tiêu. Trên Pin golf phải có mặt cắt tròn, phía trên treo cờ và có kích thước 7 feet, đường kính 0.75 inch.
Playing Through: Đây là một khái niệm trong luật chơi golf, nó có nghĩa là chơi qua mặt. Trong luật golf, người chơi được phép đi qua mặt golf thủ khác chơi chậm hơn mình hoặc đã dừng cuộc chơi.
Punch shot: Thuật ngữ dùng để chỉ cú đánh bóng thấp có đường bóng bay ở dưới tán cây thấp nhất rồi lăn tới green. Punch Shot cũng có thể được áp dụng khi có gió to quanh lỗ cờ.
Reading the Green: Đây là động tác đọc đường bóng và xác định đường đi của bóng tới lỗ trong Green, tốc độ bóng,…
Rough: Từ này chỉ khu cỏ cao ở xung quanh đường bóng lăn và khu lỗ cờ. Nó còn được gọi là semi rough.
Through the Green: Thuật ngữ này chỉ đường trung hồi, có nghĩa là những nơi được chơi trên fairway ngoại trừ khu phát bóng, lỗ cờ và các chướng ngại.
Address/ Addressing the ball: Đươc gọi là tư thế vào bóng khi mà người chơi đã setup xong và chạm gậy xuống đất. Lưu ý, người chơi không được chạm đầu gậy xuống đất khi vào bóng ở bẫy cát hay ở chướng ngại vật.
Việc tập luyện với các HLV chuyên nghiệp cũng giúp người chơi được tiếp xúc và sử dụng nhiều hơn các thuật ngữ golf.
Các khoá học golf ngày càng được nhiều golfer tìm kiếm kèm theo đó là nhiều đơn vị đào tạo golf ra đời. Tuy nhiên, người học golf cần phải tìm được đơn vị đào tạo golf thật sự chất lượng và uy tín thì mới có thể đạt được kết quả như ý.
Nắm bắt được nhu cầu trên của khách hàng, IGC GOLF ACADEMY được ra đời với đa dạng các khóa học dành cho các golfer. Nơi đây tự hào khi đã nhận được rất nhiều những đánh giá tốt và lời giới thiệu từ các học viên cũ. IGC luôn luôn tự tin về chất lượng đào tạo của mình nên học viên có thể hoàn toàn yên tâm khi đăng ký theo học.
– Tại IGC, học viên được đào tạo trong một môi trường với trang thiết bị hiện đại, đầy đủ dụng cụ chất lượng cao.
– Những HLV chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm cùng các thành tích trong các giải đấu golf lớn sẽ đem đến những kỹ năng đánh chuẩn, sửa lỗi sai thường gặp khi đánh và nâng cao trình độ cho học viên .
– Học viên sẽ được hỗ trợ nhiệt tình bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản.
– Trước khi quyết định đăng ký khoá học tại IGC, các học viên sẽ được học thử một buổi để kiểm chứng chất lượng đào tạo hay cách đào tạo có phù hợp hay không.
– Mọi khoá học tại IGC đều được cam kết chất lượng đầu ra để học viên có thể yên tâm hơn khi theo học.
– Về thời gian đào tạo, học viên có thể chủ động sắp xếp với HLV để không bị trùng với lịch trình riêng.
– Chi phí các khoá học golf tại IGC khá rẻ so với thị trường đào tạo golf.
Các khoá học chơi đánh golf tại IGC:
- Khoá học golf căn bản: Đào tạo những học viên chưa từng chơi golf hoặc kỹ năng chơi golf rất kém. Khoá học gồm những kiến thức, kỹ năng cơ bản như luật chơi, thuật ngữ hay sử dụng, cách tính điểm, cách chơi cơ bản nhất,…
- Khoá học golf nâng cao: Đào tạo những kỹ năng nâng cao và sửa lỗi trong cách đánh cho các golfer muốn nâng cao trình độ chơi golf và giảm handicap.
Chi phí và thời gian đào tạo của các khoá học tại IGC:
– Chi phí khoá học do HLV Việt Nam đào tạo:
Khoá học cơ bản: 17 triệu VNĐ cho 12 buổi với thời gian 1h30/buổi – Buổi cuối, học viên sẽ học đánh trên sân 18 lỗ
Khoá học nâng cao: 22 triệu VNĐ cho 12 buổi với thời gian 1h30/buổi – Buổi cuối, học viên sẽ học đánh trên sân 18 lỗ.
Khoá học nâng cao để HLV chuyên chỉnh sửa kỹ thuật : Từ 9 triệu đến 11 triệu VNĐ
– Chi phí khoá học do HLV quốc tế đào tạo:
Khoá học cơ bản: 22 triệu VNĐ cho 10 buổi học với thời gian 1h30/buổi – Buổi cuối, học viên sẽ học đánh trên sân 18 lỗ
Khoá học nâng cao: 25 triệu VNĐ cho 10 buổi học với thời gian 1h30/buổi – Buổi cuối, học viên sẽ học đánh trên sân 18 lỗ.
Khoá học nâng cao để HLV chuyên chỉnh sửa kỹ thuật: Từ 11 triệu đến 13 triệu VNĐ
Chi phí chưa bao gồm chi phí thuê sân tập hoặc golf 3D
Hy vọng với những chia sẻ về thuật ngữ golf trên đây đã giúp các golfer nắm được các thuật ngữ cần thiết trong golf. Ngoài ra, người chơi còn có thể tìm được một khoá học phù hợp với mình tại học viện IGC. Cảm ơn đã đọc bài viết này. Hãy theo dõi website của IGC để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích về bộ môn golf.
Bài viết liên quan khác: